Svdc-Sanpham
Ngày:16.4.2024 - 00:00:00 Trang chủ Sản phẩm Dịch vụ Giới thiệu Liên hệ Diễn đàn English
Nhà cung cấp các sản phẩm phần mềm tài chính kế toán và quản lý doanh nghiệp chất lựợng cao!
wholesale nba jerseys cheap jordan shoes real cheap jordans cheap jerseys phuong gold jewelry fake oakleys
Saoviet Accounting
Sản phẩm
  Saoviet Corporate
  Saoviet HRM
  Saoviet CRM
Dịch vụ
  Tư vấn
  Download
Khách hàng
  Danh sách
  Góp ư, liên hệ
Công ty
  Giới thiệu
  Tin tức
  Tuyển dụng

 

 

 

 
Svdc-Dichvu

Công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán – Trái tim của doanh nghiệp.
Ai cũng biết được rằng một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có tiền, ở đây tiền được coi như máu trong cơ thể vậy, như vậy công tác điều hành máu trong cơ thể cần có trái tim, trái tim có khỏe mạnh cơ thể mới cường tráng, công tác điều hành tài chính và hạch toán kế toán có chính xác, kịp thời doanh nghiệp mới vững mạnh và phát triển được.
Tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
Hiện nay với tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đă trở thành viên của WTO với những bước tiến mạnh mẽ, song hành bên cạnh các doanh nghiệp đã được xậy dựng từ nhiều năm là số lượng doanh nghiệp trẻ không ngừng sinh ra, lớn lên và dần khẳng định thương hiệu của mình. Đứng trước tình hình biến động thường xuyên và rất nhiều biến cố của thế giới có ảnh hưởng nhanh chóng vào nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp ngày nay đã vận dụng thành công các công nghệ tiên tiến vào việc quản lý, điều hành tình hình tài chính tại doanh nhiệp mình một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó có không ít doanh nghiệp còn chưa nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý, điều hành tình hình tài chính, công tác hạch toán dẫn đến tình trạng chưa coi trọng đúng mức công tác hạch toán kế toán tài chính, vì điều này chính họ đã, đang và sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Điển hình là có nhiều doanh nghiệp đã tham gia sản xuất, kinh doanh rất xuất sắc trên thương trường nhưng sau một số năm hoạt động, các cơ quan chức năng tới kiểm tra thì mới vỡ lẽ ra rằng việc lưu trữ chứng từ, công tác hạch toán các chi phí quan trọng biết nhường nào! Lúc đó các khoản tiền phạt, truy thu lớn đến mức khổng lồ vượt ra ngoài khả năng tưởng tượng của họ đồng thời cũng vượt luôn cả khả năng chi trả của doanh nghiệp, thật đáng tiếc cho mọi đối tượng: Nhà nước mất đi một doanh nghiệp hoạt động có thể mang lại nhiều giá trị, chủ doanh nghiệp mất đi thương hiệu, tiền của, cán bộ công nhân mất đi việc làm!
Hiện Việt nam có khoảng 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó riêng Hà Nội có khoảng 30.000 doanh nghiệp, TP HCM có khoảng 60.000 doanh nghiệp. Nhưng trong số đó lượng doanh nghiệp ứng dụng các biện pháp quản lý tài chính hợp lý, tiên tiến chưa nhiều. Chính vì vậy mà các tổ chức nhà nước, các hiệp hội không ngừng khuyến cáo, hỗ trợ các doanh nghiệp về công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán thường xuyên bằng các đợt tập huấn đồng thời bằng hệ thống luật, thông tư v.v... điều này cho chúng ta thấy công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán quan trọng đến mức nào!

Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp.
Như vậy làm thế nào để biết được tình hình quản lý tài chính tại doanh nghiệp mình là tốt hay chưa? Đây đúng là một câu hỏi phức tạp và khó có thể đưa ra một phương án trả lời chính xác tuyệt đối hoặc câu trả lời tốt nhất. Song để đánh giá tình hình chúng ta có thể dựa trên các chỉ tiêu đánh giá sau:
Đó là người chủ doanh nghiệp có nắm được các thông tin sau đây hay không, và nắm được các thông tin sau khoảng thời gian bao lâu kể từ khi thực tế diễn ra:
1. Tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại doanh nghiệp?
Người chủ doanh nghiệp đánh giá tầm quan trọng của quản lý tài chính và hạch toán kế toán rất quan trọng. Nếu người chủ doanh nghiệp mà không coi trọng công tác này, chỉ nghĩ đơn thuần là làm tốt chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì vô hình người chủ doanh nghiệp đó sẽ làm thất thoát các giá trị doanh nghiệp làm được mà không biết đến khi cán cân tài chính thiếu hụt nghiêm trọng mới nhận ra hoặc khi các cơ quan chức năng kiểm tra đến mới nhận ra thì đã muộn.
2. Hiểu biết của chủ doanh nghiệp về quản lý tài chính, hạch toán kế toán?
Nếu chủ doanh nghiệp có sự hiểu biết sâu sắc thì nhất định việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán của doanh nghiệp đó khó có thể yếu kém, ngược lại sự hiểu biết ít ỏi của chủ doanh nghiệp về lĩnh vực này cũng là dấu hỏi lớn về người giúp việc quản lý này cho chủ doanh nghiệp đó, nếu có được người giúp việc tận tụy, trung thực và có trình độ cao đồng thời được người chủ doanh nghiệp đánh giá đúng tầm quan trọng và năng lực thì có một lợi thế lớn, nhưng hỡi ôi người chủ doanh mà ít hiểu biết về quản lý tài chính và hạch toán kế toán thì lấy gì để đáng giá đây? thật là hết sức khó khăn.
3. Khả năng của đội ngũ làm công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán?
Không cần người chủ doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lĩnh vực quản lý tài chính và hạch toán kế toán vẫn có thể có được đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán hiệu quả nếu biết đánh giá đúng tầm quan trọng và thực hiện kiểm tra thường xuyên và đãi ngộ đầy đủ. Khả năng của đội ngũ này thể hiện việc trả lời các câu hỏi sau đây nhanh hay chậm, đúng hay sai:
3.1. Dòng tiền như thế nào?
Tức là dòng tiền đổ vào doanh nghiệp và dòng tiền chảy ra. Nếu dương tức là doanh nghiệp đang có thuận lợi trong cán cân thu, chi, nếu âm tức là đang gắp bất lợi trong cán cân thu chi, cần đổ thêm tiền vào thì doanh nghiệp mới tiếp tục hoạt động được.
3.2. Nguồn thu và kế hoạch thu?
Các nguồn thu có ổn định hay không là do công tác kinh doanh, câu hỏi này hầu hết các doanh nhân đều có câu trả lời tương đối tốt, song kế hoạch thu thì chưa chắc, dẫn đến t́nh trạng một số doanh nhân phải vay các khoản tiền mà nếu có kế hoạch thu, chi tốt họ sẽ không phải chịu một khoản lãi suất khá lớn.
3.3. Phân tích chi phí và kế hoạch chi tiêu?
Các khoản phải chi cố định, các khoản có thể tiết giảm phải rõ ràng và có điều kiện ràng buộc chặt chẽ với các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh khác.
3.4. Cân đối giữa thu, chi với các mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận?
Việc cân đối thu chi với các mục tiêu kinh doanh và cân đối giữa thu và chi tốt mới có thể chủ động trong việc điều hành mọi hoạt động khác, nếu không sẽ bị các đối tác thúc nợ hoặc chây ỳ trong trả nợ dẫn đến tình trạng mất cân bằng thu chi dẫn đến phải giải quyết hàng loạt công việc liên quan mà không mang lại giá trị thương hiệu hay lợi nhuận.
3.5. Giải quyết công nợ?
Việc đặt ra các nguyên tắc trong công nợ, nắm nhanh tình hình công nợ, thực hiện giải quyết công nợ chính là nguồn gốc của giải quyết cân đối thu, chi đối với mọi doanh nghiệp.
3.6. Lập và lưu trữ chứng từ?
Mọi cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp có nắm vững việc lập các chứng từ, đòi hỏi các chứng từ trong mỗi nghiệp vụ liên quan, thực hiện các quy trình thanh toán, các chứng từ đi kèm theo đúng các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Nếu việc thực hiện đầy đủ và chính xác coi như đã thực hiện được một nửa công tác hạch toán kế toán.
3.7. Hạch toán kế toán?
Mỗi doanh nghiệp cần giải quyết tốt nhất bài toán hạch toán kế toán mới nắm vững được mọi mặt tình hình kình doanh của doanh nghiệp. Thấy được rõ ràng, đầy đủ, chính xác quá trình hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh lãi lỗ bao nhiêu qua từng thời kỳ, qua đó phân tích được nguyên nhân thắng lợi hay thất bại để đúc rút ra được bài học để thực hiện trong kỳ kinh doanh ngay sau đó là tối quan trọng.
Đồng thời các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết đầy đủ, chính xác, các chứng từ liên quan được lưu trữ hợp lệ, đầy đủ đảm bảo tính pháp lý cho sự tồn tại của doanh nghiệp đối với các cơ quan chức năng của chính phủ. Khi các cơ quan chức năng tới kiểm tra doanh nghiệp tránh được các sai sót và các khoản truy thu, các khoản nộp phạt lớn do đó sẽ không chịu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Có nhiều doanh nghiệp làm tốt công tác này, sau khi các cơ quan chức năng kiểm tra còn nâng cao thương hiệu của mình vì có sự chứng thực rõ nét của các cơ quan chức năng.

  
Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
Để nâng cao khả năng quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp cụ thể cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ. Chúng tôi chỉ đưa ra các biện pháp chung nếu doanh nghiệp yếu mặt nào thì tăng cường mặt đó và có kế hoạch cụ thể cho doanh nghiệp mình. Có thể dựa vào các gợi ý sau:
1. Để nắm được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại doanh nghiệp cần mở rộng sự quan sát đối với các bạn hàng, các đơn vị cấp trên, các doanh nghiệp làm ăn tiên tiến. Đồng thời cần xem xét, phân tích nguyên nhân các đơn vị, bạn hàng làm ăn thua kém hoặc các doanh nghiệp đã từng có các sự cố để thấy được tầm quan trọng của công tác này.
2. Để nâng cao kiến thức quản lý tài chính và hạch toán kế toán các chủ doanh nghiệp nên tham dự các lớp học ngắn hạn về quản lý tài chính và các lớp học trung hoặc dài hạn về hạch toán kế toán tùy thuộc vào điều kiện thời gian mà bố trí lịch học và công tác quản lý doanh nghiệp cho phù hợp.
3. Để tuyển chọn được đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tốt cần có những bài test kiểm tra khi tuyển, và việc kiểm tra thường xuyên các kết quả công tác để chọn. Quan trọng nhất là tuyển chọn được người đứng đầu công tác này.
4. Sử dụng các chuyên gia tư vấn thông qua các bài test kiểm tra khi tuyển và các công cụ kiểm tra thường xuyên để kiểm tra lại kết quả công việc của các cán bộ và nhân viên.
5. Áp dụng các công nghệ tiên tiến để thông qua các công nghệ này có những kiểm tra kết quả công việc của cán bộ nhân viên như: Công nghệ thông tin, truyền thông để có được báo cáo nhanh nhất khi ở xa hoặc ngay trong cơ quan mà không phải đợi cán bộ nhân viên nộp báo cáo bằng giấy truyền thống.
6. Sử dụng các phần mềm tích hợp nhằm giúp đỡ cán bộ nhân viên giảm thiểu nguyên công, thời gian, hỗ trợ các nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên đồng thời giúp người chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp bảo mật, kiểm tra từ các tiện ích của phần mềm.
7. Áp dụng các chế độ đãi nghộ thích hợp thông qua việc điều tra mặt bằng thị trường lao động, điều tra phản ứng từ cán bộ nhân viên sau mỗi khi thực hiện các chế độ lương thưởng, phúc lợi.

     Qua những phân tích trên ta nhận thấy công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp chính là quản lý hệ thống cung cấp tài chính cho mọi hoạt động tại mỗi doanh nghiệp, nếu quản lý tốt sẽ chỉ ra mặt còn yếu cần khắc phục, mặt mạnh cần phát huy làm doanh nghiệp ngày càng phát triển phồn thịnh.
    Để đảm bảo công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán tốt nhất cần thực hiện đồng bộ các biện pháp ở trên đồng thời bổ sung các khía cạnh còn thiếu, nhấn mạnh các khía cạnh lợi thế hướng tới một doanh nghiệp có hệ thống sổ sách minh bạch, có số liệu quản lý rõ nét các mặt kinh doanh giúp cho chủ doanh nghiệp có các căn cứ thuyết phục để ra các quyết định quản lý chính xác đưa doanh nghiệp tiến lên hùng mạnh, nổi tiếng giống như trái tim khỏe mạnh đưa máu đi nuôi khắp cơ thể truyền máu lên não để có được các suy nghĩ đúng đắn, trí nhớ sáng suốt sản sinh ra các hành động đúng đắn cho mỗi con người !
            Saovietdico xin chân thành cảm ơn các độc giả đã quan tâm tới bài viết này, đồng thời có lời kính chúc tới tất cả các độc giả có trái tim luôn khỏe mạnh, đầu óc luôn sáng suốt và luôn có những hành động đúng đắn làm cho cuộc sống của mình cùng gia đình ngày một an khang, doanh nghiệp của mình ngày càng thịnh vượng!

Saoviet Accouting
Tư vấn
 

Tư vấn miễn phí các phương pháp quản lý trên phần mềm đơn giản mà mang lại hiệu quả cao

Đào tạo
 

Chúng tôi sẽ đào tạo  cán bộ kế toán của khách hàng sử dụng phần mềm cho đến khi thành thạo

Triển khai  

Sau khi ký hợp đồng sủ dụng phần mềm của Svdc.jsc khách hàng sẽ được cài đặt, đào tạo sử dụng phần mềm, và hỗ trợ nghiệp vụ cũng như kỹ thuật để việc sử dụng phần mềm đem lại hiệu quả cao nhất.

316899
Untitled Document
Công ty cổ phần phát triển phần mềm Sao Việt

Địa chỉ: S? 19, Lô C-TT9, KĐTKiến Hưng Luxury, Hà Đông, HàNội

Điện thoại: 024.6674.0758, 091.714.5967, 086 990 5967

Website: svdc.com.vn